Vì sao răng thưa? Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng thưa không chỉ gây mất thẩm mỹ, khiến nhiều người cảm thấy tự ti khi giao tiếp mà còn làm ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai hàng ngày. Bài viết dưới đây là một số thông tin cơ bản về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng răng thưa mà Nha Khoa HAPPY muốn chia sẻ cho bạn.

Răng thưa là gì?

Răng thưa là tình trạng khoảng cách giữa cách răng quá xa tạo kẽ hở lớn hoặc răng mọc không đồng đều, mọc không đầy đủ. Về cơ bản, răng thưa không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn miệng, khiến khuôn mặt mất đi sự hài hòa.

Vì sao răng thưa? Nguyên nhân và cách khắc phục

Vì sao răng bị thưa?

Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng răng thưa là:

Mầm răng lệch

Một trong những nguyên nhân khiến răng bạn bị thưa bẩm sinh chính là do mầm răng mọc lệch. Ví dụ như răng bị chia hoặc răng hô vẩu. Khi đó, các răng mọc lên sẽ không được thẳng như mong muốn, làm hình thành khoảng trống giữa các răng và khiến răng bị thưa đi.

Ngoài ra, tình trạng này còn xuất phát từ yếu tố bẩm sinh, di truyền. Nếu răng ông bà/cha mẹ bị thưa thì khả năng cao con sinh ra cũng gặp phải tình trạng này.

Răng mọc ngược, mọc ngầm

Răng mọc ngược, mọc ngầm không chỉ làm sai lệch khớp cắn mà còn làm xuất hiện kẽ hở giữa các răng. Tình trạng kéo dài sẽ khiến khoảng cách giữa các răng dần lớn lên và ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt.

Các bệnh lý về răng miệng

Các bệnh lý về sức khỏe răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, mòn cổ chân răng,…là nguyên nhân điển hình gây nên tình trạng răng thưa. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xu hướng dịch chuyển tự nhiên

Nguyên nhân này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển và thay răng. Việc thay răng không đều, sâu răng và các bệnh lý khác cũng sẽ dẫn đến việc răng mọc không đều và cách xa nhau.

Thói quen xấu

Thói quen chăm sóc răng miệng hàng ngày cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với hàm răng. Nếu bạn thường xuyên thở bằng miệng, sử dụng tăm xỉa răng hoặc dùng chỉ nha khoa không đúng cách sẽ làm cho khoảng trống giữa các răng lớn dần lên.

Ngoài ra, khoảng cách răng lớn cũng có thể là do đặt lưỡi sai. Khi lưỡi ở tư thế nghĩ sẽ chạm vào những chiếc răng, về lâu dài sẽ đẩy các răng ngày càng xa cách dần.

Tác hại của răng thưa

Mặc dù răng thưa không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nó lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như những vấn đề sức khỏe răng miệng. Cụ thể như:

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Khoảng cách giữa các răng ở hàm răng trên hoặc răng cửa quá lớn sẽ dễ để lộ khoảng trống giữa các răng khi cười nói. Điều này tạo cảm giác tự ti, mặc cảm khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm

Răng bị hở kẽ là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng khớp cắn sai lệch và biến dạng xương hàm. Tình trạng này khiến cho hoạt động ăn nhai gặp nhiều khó khăn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa.

Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Ngoài tính thẩm mỹ thì răng thưa cũng gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn nhai. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Từ đó gây ra các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu hoặc thậm chí là mất răng.

Ảnh hưởng đến khả năng phát âm

Khoảng cách giữa các răng lớn còn làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm, đặc biệt là khi học ngoại ngữ. Người bệnh sẽ khó có thể phát âm được chuẩn và tròn chữ.

 

Răng thưa nên làm gì?

Với sự phát triển của nền y học hiện đại, ngày nay có rất nhiều cách khắc phục răng thưa. Cụ thể như:

Trám răng thưa

Trám răng là phương pháp cải thiện tình trạng răng thưa tương đối an toàn mà nhiều người lựa chọn thực hiện. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu composite có màu sắc tương đồng với răng thật để trám vào vị trí trống giữa các răng. Sau đó, sử dụng ánh sáng chuyên dụng để đóng rắn loại vật liệu này.

Quy trình trám răng diễn ra khá nhanh với chi phí khá rẻ nhưng nó lại có những hạn chế về mặt thẩm mỹ. Trám răng chỉ phù hợp với những người có khoảng trống giữa các răng nhỏ. Vì vậy, nếu khoảng trống quá lớn bạn nên lựa chọn những giải pháp khác tốt hơn.

  • Trám răng thưa có giá dao động từ  400,000đ – 500,000đ/răng

Bọc răng sứ cho răng thưa

Bọc răng sứ là lựa chọn tối ưu cho những trường hợp răng thưa có khoảng cách lớn, răng mọc lộn xộn, lệch lạc hoặc kèm theo khuyết điểm hô vẩu, chìa nhẹ.

Phương pháp này sẽ mài đi một ít răng thật để tạo trụ răng, sau đó sử dụng mão răng sứ với kích thước và màu sắc tương tự răng thật để bao bọc bên ngoài, giúp khắc phục hiệu quả khuyết điểm răng thưa.

So với trám răng, bọc răng sứ có tuổi thọ lâu hơn, từ 10-25 năm tùy vào loại răng sứ mà bệnh nhân lựa chọn thực hiện. Đặc biệt, nếu biết cách chăm sóc, răng sứ có thể sử dụng đến suốt đời.

  • Bọc răng sứ cho răng thưa có giá dao động từ 2.500.000đ – 14.000.000đ/răng

Dán sứ Veneer răng thưa

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ mài một ít mặt ngoài của răng, sau đó dán một lớp sứ mỏng chỉ từ 0.3-0.5mm bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là ít gây xâm lấn răng thật, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hạn, hạn chế những tác động của môi trường axit trong khoang miệng một cách tối đa.

  • Dán sứ Veneer răng thưa có giá dao động từ 7.000.000đ – 14.000.000đ/răng

Niềng răng thưa

Niềng răng thẩm mỹ là phương pháp được đánh giá cao trong điều trị răng thưa, có thể khắc phục triệt để khuyết điểm này của răng. Các bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ niềng răng để từ từ dịch chuyển các răng khít lại với nhau, giúp răng được đều và đẹp. Phương pháp này sẽ không tác động hay xâm lấn đến cấu trúc răng thật nên cực kỳ an toàn.

Tùy vào khả năng tài chính của mình mà bệnh nhân có thể lựa chọn niềng răng bằng mắc cài kim loại, mắc cài sứ hoặc khay trong suốt Invisalign.

  • Niềng răng thưa có giá dao động từ 35.000.000đ – 121.000.000đ/nguyên hàm

Trồng răng Implant

Nếu như nguyên nhân làm xuất hiện khoảng trống ở giữa các răng do mất răng thì bạn không thể áp dụng được những phương pháp trên. Phương pháp tốt và phù hợp nhất với bạn lúc này là trồng răng Implant.

Bác sĩ sẽ sử dụng trụ titan đóng vai trò như chân răng thật để ghép nối với phần mão sứ ở phía trên, mục đích là lấp đầy khoảng trống tại vị trí răng bị mất. Tuy nhiên, phương pháp này có chi phí khá cao cũng như đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có tay nghề và trình độ chuyên môn cao.

  • Trồng răng Implant có giá dao động từ 17.000.000đ – 34.000.000đ/răng

Như vậy là qua bài viết trên bạn đã biết nguyên nhân vì sao răng thưa cũng như cách khắc phục tình trạng này. Đừng quên liên hệ ngay qua số hotline: 0337379737 của Nha Khoa HAPPY nếu muốn được tư vấn các phương pháp điều trị tốt nhất cho những vấn đề thẩm mỹ về răng mà bạn đang gặp phải.

Rate this post

NHA KHOA HAPPY – Tự Tin Tỏa Sáng – Thay Đổi Vận Mệnh
?Hotline: 0337379737
Rate this post


Bài viết liên quan

IMG 3762
0783a2ac ff1b 49db b0f8 3a1d4e33252b
DSCF0206