Mất răng hàm có ảnh hưởng gì không? Biện pháp khắc phục
Mỗi cái răng dù ở vị trí nào đều có tác dụng nâng đỡ những răng còn lại, giúp cho các động tác cắn, xé, nhai, nghiền thức ăn và cấu trúc khuôn mặt cân đối. Như vậy nếu mất răng vĩnh viễn hoặc mất răng hàm có sao không? Mất răng có ảnh hưởng tới sức khoẻ và thẩm mỹ không? Nha Khoa Happy mời bạn đọc qua bài viết sau để có câu trả lời cho mình nhé!
Nội dung
1. Vai trò của răng hàm
Một người trưởng thành có số răng chuẩn tổng cộng là 32 cái răng, chia đều cho hai hàm trên và hàm dưới mỗi hàm là 16 cái. Các răng ở mỗi hàm được chia thành 4 nhóm chính là răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ và răng hàm lớn.
Răng số 6 là răng hàm lớn nhất đóng vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền, gần như toàn bộ lực nhai sẽ dồn vào răng này. Răng số 6 cũng là răng vĩnh viễn trên cung hàm mọc sớm nhất, được xem là trụ cột của khớp cắn sau này. Nếu răng số 6 mọc lệch sẽ làm cho khớp cắn bị xô lệch.
Răng số 7 nằm giữa răng số 6 và số 8, có kích thước khá lớn và cấu tạo cũng phức tạp, có nhiều chân và nhiều ống tủy. Vì cấu trúc nhiều chân và nhiều ống tủy nên điều trị mất răng số 7 sẽ rất phức tạp.
Răng số 7 bắt đầu mọc vĩnh viễn từ 12 tuổi, còn răng số 6 mọc lúc khoảng 6 – 7 tuổi, khi mà chưa thay chiếc răng sữa nào. Mỗi răng hàm vĩnh viễn chỉ mọc duy nhất 1 lần nên nếu bị mất răng vĩnh viễn sẽ không mọc lại nữa.
2. Nguyên nhân gây ra mất răng hàm
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra mất răng hàm như, Mất răng hàm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Vệ sinh răng miệng kém
Lười chải răng, vệ sinh răng miệng không đúng cách hoặc không dùng chỉ nha khoa mỗi ngày về lâu dài sẽ gây ra sâu răng viêm nướu và làm mất răng.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cho răng, đặc biệt là canxi – nguyên nhân hàng đầu làm cho răng không còn chắc chắn. Ngoài ra việc ăn nhiều những loại thực phẩm chứa đường, axit và carbohydrates cũng làm tổn hại tới men răng và nướu răng, dẫn đến mất răng.
Những thói quen không tốt
Thói quen xấu như nghiến răng lâu ngày sẽ gây mòn răng và ảnh hưởng xấu tới cấu trúc răng. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng viêm nướu trầm trọng hơn, dễ gây ra mất răng.
Chấn thương răng miệng
Các chấn thương do tai nạn hoặc chấn thương trong khi chơi thể thao như võ thuật, đá banh, bóng rổ,… rất dễ tác động đến xương hàm và răng, gây vỡ răng hoặc gãy răng nếu không đeo dụng cụ bảo vệ hàm.
Do tuổi cao
Tất cả các hoạt động của răng như cắn, nhai và nghiền thức ăn lâu ngày sẽ bào mòn lớp men răng và các góc cạnh của răng, dẫn đến hiện tượng lão hóa. Sự lão hóa răng càng nặng nề hơn ở người cao tuổi khiến răng không còn chắc khoẻ và gây ra mất răng.
Không khám răng miệng định kỳ
Không khám răng định kỳ nên không thể phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời các bệnh lý nha khoa, cũng như không cạo vôi răng là một trong những nguyên nhân dẫn tới mất răng.
3. Hậu quả khi bị mất răng hàm
Vì là răng lớn, đảm nhận vai trò nhai và nghiền thức ăn, cũng như nâng đỡ cho cấu trúc khung xương hàm nên các răng hàm rất quan trọng. Như vậy, nếu một người bị mất răng hàm sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Khiến việc nhai và nghiền nát thức ăn gặp khó khăn
Cấu trúc răng của mỗi người vốn đã ổn định nên nếu thiếu dù chỉ một cái cũng sẽ khiến việc ăn uống gặp rất nhiều bất tiện như:
– Khiến cho việc ăn uống trở nên rất khó khăn, lực nhai và nghiền yếu sẽ làm thức ăn không được nghiền nát kỹ trước khi xuống hệ tiêu hóa. Điều này gây ảnh hưởng không tốt tới dạ dày và đường ruột.
– Mất răng hàm khiến thức ăn rơi vào khoảng trống, dẫn đến việc phải luôn điều chỉnh thức ăn để vào nơi không bị mất răng.
– Tạo khoảng trống lớn trên khuôn hàm, làm cho các răng bên cạnh có nguy cơ xô lệch, đổ nghiêng, thậm chí gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nhai.
Ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ
Mất răng hàm dù không gây mất thẩm mỹ như răng cửa nhưng khiến cung hàm bị mất cân đối. Lâu dần nếu không được điều trị có thể làm khuôn mặt bị lệch, gây ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ, dẫn đến cảm giác ngại ngùng và tự ti khi giao tiếp.
Gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng
Các khoảng trống tại vị trí răng bị mất là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh trưởng và phát triển. Có thể dẫn đến các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, viêm chân răng và cũng gây hại tới các chiếc răng còn lại.
4. Mất răng gây ra các biến chứng nguy hiểm như đau khớp thái dương hàm, tiêu xương
Khi bị mất răng hàm nếu không được phục hình sớm sẽ có thể dẫn tới tình trạng tụt lợi và tiêu xương hàm.
Mất răng hàm khiến các răng xung quanh không còn sự nâng đỡ, từ đó gây ra áp lực lớn lên quai hàm, làm xuất hiện các cơn đau cơ hàm, đau khớp thái dương hàm, đau đầu, nhức mỏi vai gáy.
Các răng ở bên cạnh có xu hướng xê dịch vào khoảng trống của răng hàm bị mất, các răng đối diện cũng sẽ thụt xuống hoặc trồi lên quá mức. Về lâu dài nếu không được điều trị sẽ gây ra các vấn đề khớp cắn.
5. Khi mất răng hàm thì phải làm sao ?
Ngay nay, với những tiến bộ và công nghệ hiện đại trong lĩnh vực nha khoa thì những thắc mắc rằng liệu bị mất răng vĩnh viễn hoặc mất 1 răng hàm không còn là nỗi lo lắng.
Trồng răng giả hiện là giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng mất răng hàm cũng như ngăn ngừa những hậu quả có thể gây ra do mất răng hàm. Hiện nay có hai phương pháp trồng răng và phục hình răng là trồng răng implant và làm cầu răng sứ.
Trồng răng Implant
Trồng răng Implant là phương pháp trồng răng giả cố định để thay thế cho 1 hoặc nhiều răng. Kỹ thuật này thực hiện bằng cách cấy ghép một trụ chân răng nhân tạo bằng Titanium vào xương hàm, khớp nối với Abutment ở bên trên đóng vai trò như trụ cầu, sau đó phía trên gắn răng sứ phục hình vào trụ Implant.
Cầu răng sứ
Làm cầu răng sứ là phương pháp trồng răng giả để thay thế một hoặc nhiều răng bị mất kế tiếp nhau. Cầu răng được gắn cố định vào một trụ răng thật bên dưới bằng keo nha khoa. Hai răng thật ở hai bên vị trí răng mất sẽ bị mài để làm trụ cho cầu răng sứ, giúp cầu răng có thể đứng vững trên cung hàm. Cầu răng sứ cũng là biện pháp khắc phục mất răng hàm nhưng hiệu quả sau trồng răng không được đánh giá cao so với trồng răng implant.
6. Mất răng hàm dưới lâu năm thì phải làm sao ?
Để giải quyết vấn đề mất răng hàm dưới lâu năm, bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị như cấy ghép răng, móc răng, hoặc cầu răng để khắc phục tình trạng thiếu răng và tái tạo lại chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, trước khi quyết định điều trị nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để tìm hiểu các tùy chọn phù hợp nhất cho tình trạng cụ thể của bạn.
- Thay đổi cấu trúc hàm: Khi mất một răng, cấu trúc hàm sẽ bị thay đổi. Việc không có răng ở một vị trí nhất định có thể làm cho các răng còn lại trong miệng di chuyển và thay đổi vị trí. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân đối và ảnh hưởng đến khả năng cắn nhai.
- Tái cấu trúc xương: Khi mất răng, hàm xương mất đi sự hỗ trợ từ răng và dần dần giảm sụt. Quá trình mất xương có thể làm cho hàm mất đi khả năng hỗ trợ đủ cho việc cấy ghép răng trong tương lai.
- Thay đổi dáng mặt: Mất răng hàm dưới có thể làm cho dáng mặt trở nên hụp lại và giảm độ dài của hàm. Điều này có thể tạo ra vẻ mặt già hơn và không đều đặn.
- Mất ăn nhai: Mất răng hàm dưới lâu năm có thể làm giảm khả năng ăn nhai hiệu quả, dẫn đến việc hấp thụ thực phẩm kém và có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa.
- Lệch khớp hàm: Khi mất răng, hàm còn lại có thể lệch khớp và không còn khớp hoàn hảo. Điều này có thể gây ra đau và khó chịu trong quá trình nhai và nói chung.
7. Mất răng hàm trên thì phải làm sao ?
Mất răng hàm trên cũng có thể gây ra những tác động và vấn đề tương tự như mất răng hàm dưới. Mất răng hàm trên có thể làm thay đổi cấu trúc hàm, tác động đến hàm xương và dáng mặt, gây mất cân đối và ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và nói chung. Dưới đây là một số tác động của mất răng hàm trên:
Do đó, mất răng hàm trên cũng là một vấn đề nghiêm trọng và cần được quan tâm và điều trị kịp thời để giữ gìn sức khỏe miệng và ngăn ngừa những vấn đề tiềm tàng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để tìm hiểu các phương pháp điều trị phù hợp nhất cho tình trạng cụ thể của bạn.
8. Địa chỉ nha khoa trồng răng, cấy ghép Implant uy tín ở TPHCM
Như các bạn đã biết Socket Shield là kỹ thuật hiện đại nhất và chưa được nhiều nha khoa chưa thực sự áp dụng. Chúng tôi là những người tiên phong trong lĩnh vực cấy ghép Implant cùng với nhu cầu làm đẹp càng ngày lên cao, chúng tôi đã ứng dụng thành công được kỹ thuật Socket Shield vào cấy ghéo Implant vùng răng cửa nhằm đem lại tối đa độ thẩm mỹ của răng, đã đem lại nhiều nụ cười tự tin quay lại trên nhiều khuôn mặt khách hàng.
Vì là kĩ thuật mới nên đòi hỏi rất nhiều vào tay nghề và cũng như kinh nghiệm y bác sĩ thức hiện, và các vật dụng y tế đến chất lượng nha khoa phải đạt chuẩn của sở Y Tế. Nha Khoa HAPPY cam kết với đội ngũ y bác sĩ cùng chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cấy ghép Implant ( Bác sĩ CK2 Hồ Ngọc Trung – Trưởng Khoa điều trị kỹ thuật cao của Bệnh Viện Răng-Hàm-Mặt TPHCM ). Các trang thiết bị Y Tế hiện đại nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ và đã được chứng nhận đạt chuẩn bởi Sở Y Tế Hồ Chí Minh.
Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn hiểu được một phần nào đó về kĩ thuật shocket shield là gì?. Mọi thắc mắc thông tin liên hệ fanpage Nha Khoa HAPPY để nhận hỗ trợ. Hoặc nhanh tay gọi điện tới 0337379737 để được giải đáp và tư vấn miễn phí nhé!
Bài viết liên quan
Dịch vụ niềng răng – Địa chỉ niềng răng tốt và uy tín TPHCM
Mọi người đều xứng đáng có một nụ cười tuyệt vời. Dù bạn ở độ tuổi nào, có rất nhiều...
Dịch vụ trám răng – Trám răng ở đâu tốt?
1. Trám răng là gì Trám răng là phương pháp phục hình răng phổ biến nhất hiện nay cách thực...
Dịch vụ nhổ răng an toàn, chất lượng tại Nha Khoa HAPPY
Trong khi nhiều thanh thiếu niên và một số người trưởng thành nhổ răng khôn. Có những lý do khác...