Nguyên nhân – dấu hiệu và cách điều trị bệnh chảy máu chân răng

Hiện tượng tự nhiên chảy máu chân răng có thể là một biểu hiện dẫn đến những căn bệnh nha chu nguy hiểm khác. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cách phòng ngừa chảy máu chân răng khi đánh răng nó như thế nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu tất cả trong bài viết dưới đây nhé!

Chảy máu chân răng là gì?

Nguyên nhân - dấu hiệu và cách điều trị bệnh chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là tình trạng phần nướu, lợi bị chảy máu khi chải răng. Chảy máu nướu răng xảy ra khi các mô mềm quanh lợi như xương ổ răng, dây chằng bị tổn thương do các tác động ngoại lực bên ngoài. Điều này làm các mạch máu bị vỡ gây ra hiện tượng xuất huyết.

Hàm răng là một bộ phận khá nhạy cảm trên cơ thể con người. Khi hàm răng không khỏe mạnh sẽ biểu hiện ra bên ngoài một số triệu chứng cụ thể. Trong đó, tình trạng chảy máu chân răng là triệu chứng dễ thấy nhất, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.

Đây là một tình trạng bệnh lý khá phổ biến nên có nhiều người thường coi nhẹ mức độ nghiêm trọng của nó.

Khi bệnh nhân mắc phải tình trạng chảy máu răng, người bệnh sẽ cảm nhận cảm giác đau khá rõ ràng bởi phần lợi chảy máu sẽ bị sưng đỏ. Nếu để tình trạng này kéo dài trong một khoảng thời gian dài mà không kịp thời điều trị sẽ rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho răng.

Nguyên nhân chảy máu chân răng thường xuyên

Tuy hiện tượng chân răng hay bị chảy máu diễn ra khá phổ biến, nhưng thực chất lại chính là tiềm ẩn gây ra những nguy cơ mắc phải các căn bệnh nha chu nguy hiểm. Thông thường, những người mắc phải tình trạng này thường bắt nguồn từ một số yếu tố cụ thể như sau:

Viêm nướu

Viêm nướu chính là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn tới hiện tượng chảy máu lợi. Khi người bệnh có biểu hiện viêm nướu răng, phần nướu sẽ bị sưng đỏ, xuất hiện một số mảng bám đồng thời rất dễ chảy máu.

Tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng xảy ra chủ yếu là do các thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày, cộng với việc vệ sinh răng miệng kém dẫn tới việc các mảng bám thức ăn bám trên răng hình thành ổ vi khuẩn, dễ gây ra nhiều căn bệnh nha chu nguy hiểm khác. Hiện tượng chân răng bị chảy máu sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không điều trị căn bệnh viêm lợi kịp thời.

Chảy máu lợi răng do thuốc

Trong trường hợp tình trạng thể chất của bệnh nhân không tốt do ảnh hưởng của nhiều căn bệnh, bệnh nhân phải duy trì việc uống nhiều loại thuốc theo đúng chỉ thị của bác sĩ. Điều này đôi khi gây ra những tác dụng phụ khó lường.

Nhiều sự kết hợp có thể làm tăng độc tính của thuốc, gây ra tình trạng nướu răng hay tự bị chảy máu. Ngoài ra còn dẫn tới một số nguy cơ như đau dạ dày, tăng nguy cơ mắc bệnh tự miễn đường ruột, về lâu về dài có thể gây ra hiện tượng chảy máu chân răng.

Chế độ ăn thiếu dưỡng chất

Nếu bạn sở hữu tình trạng sức khỏe tốt, không có bất cứ bệnh lý nền hoặc không sử dụng quá liều các loại thuốc nhưng bạn vẫn tự nhiên chảy máu chân răng, nguyên nhân có thể nằm trong chế độ ăn thiếu dưỡng chất của bạn.

Như rất nhiều các tài liệu đã chứng minh, các chất như vitamin C, K, protein, canxi, magie,… đều là những thành phần có lợi cho sức khỏe răng miệng. Nếu tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên, rất có thể cơ thể bạn đang thiếu hụt những hợp chất này. Bạn nên bổ sung các loại thức ăn như sữa, hạt, hoa quả, socola, bơ, ngũ cốc, rau lá xanh,… để cân bằng dưỡng chất cơ thể. 

Vệ sinh răng miệng kém

Những người hay bị chảy máu chân răng chủ yếu bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng kém. Không phải một lẽ dĩ nhiên mà từ trước tới nay, việc vệ sinh răng miệng, thân thể luôn nằm trong bài học vỡ lòng ngay từ khi còn nhỏ. Việc chăm sóc răng miệng sạch sẽ sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải các căn bệnh nha chu phức tạp.

Tuy nhiên, khi chúng ta không thường xuyên chăm sóc răng miệng, hoặc có chăm sóc nhưng khá qua loa, chưa đúng cách, cộng với việc sử dụng tăm bừa bãi. Tất cả những yếu tố này góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nướu bị chảy máu.

Viêm nha chu

Nha chu là vị trí chống đỡ răng được giữ trong xương hàm ở phía trong. Đây được coi là vị trí khá quan trọng chỉ sau tủy răng. Khi vùng này bị tổn thương, viêm nhiễm, răng có thể dần bị lung lay rồi rụng hẳn. Biểu hiện đầu tiên của quá trình viêm nha chu chính là chân răng bị chảy máu do các mảng bám bám xung quanh khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, tấn công gây nhiễm trùng nướu.

Các nguyên nhân khác không liên quan đến sức khỏe răng miệng có thể gây chảy máu chân răng:

  • Thiếu hụt vitamin, suy dinh dưỡng: Cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin khoáng chất như vitamin C, K cũng là nguyên nhân dẫn đến chảy máu ở chân răng. Ngoài triệu chứng này, người bệnh còn có thể bị đau nhức xương, hay buồn ngủ, khó thở (thiếu vitamin C).
  • Dùng thuốc làm loãng máu: Thuốc làm loãng máu được chỉ định cho một số bệnh nhân để làm giảm khả năng đông máu có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng.
  • Nội tiết tố thay đổi: Ở phái nữ, khi cơ thể bước vào giai đoạn dậy thì, hoặc mang thai, mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai sẽ xảy ra tình trạng thay đổi nội tiết tố và dẫn đến hiện tượng chảy máu ở chân răng.
  • Bị sốt xuất huyết: Khi bị sốt xuất huyết, đặc biệt là ở giai đoạn nghiêm trọng, bệnh có thể gây ra triệu chứng xuất huyết ở da, răng, chảy máu cam, … thậm chí có thể gây xuất huyết ở tiêu hóa, não, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
  • Ung thư miệng: Bệnh gây ra các triệu chứng như chảy máu chân răng, hôi miệng, khó nhai hoặc nuốt, sưng hoặc nổi hạch, viêm loét trong khoang miệng, …
  • Các bệnh khác: Thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư vú, … một số bệnh lý khác có thể gây chảy máu ở răng.

Dấu hiệu chảy máu chân răng

Khi chân răng bị chảy máu sẽ có những biểu hiện khá rõ rệt ra bên ngoài. Một số bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ, tuy nhiên có một số người tồn tại những biểu hiện nặng hơn.

Trong giai đoạn đầu, phần nướu của răng sẽ bị sưng đỏ, biểu hiện bị viêm thể hiện rõ ràng. Khi ta chạm tay vào vị trí bị viêm sẽ cảm thấy khá khó chịu và đau nhức rõ rệt, thậm chí có thể chảy máu. Thêm vào đó, phần nướu răng trong giai đoạn này sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm, chỉ bằng vài tác động ngoại lực như nhai, xỉa răng, hoặc chải răng mạnh,… cũng đều có thể gây tự nhiên chảy máu chân răng.

Ngoài ra, khi chảy máu răng, phần lợi cũng bị lung lay nhiều hơn, đôi khi sờ vào còn có cảm giác không bám chắc vào răng. Hơi thở của bệnh nhân bị hôi do viêm nhiễm nặng bởi vi khuẩn, răng cũng vì thế mà lung lay. Về lâu dài thậm chí có thể gây ra hiện tượng rụng răng sớm.

Nguyên nhân - dấu hiệu và cách điều trị bệnh chảy máu chân răng

Làm thế nào điều trị hiện tượng hay bị chảy máu nướu răng?

Tình trạng chảy máu nướu răng vốn là một loại bệnh lý phổ biến, biểu hiện sức khỏe răng miệng có vấn đề. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không cần phải quá lo lắng bởi triệu chứng này hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm hoàn toàn.

Bệnh nhân thậm chí có thể tự điều trị tình trạng chân răng dễ bị chảy máu ở nhà bằng một số phương pháp truyền thống như ngậm nước muối ấm, sử dụng đá lạnh, sử dụng một số loại thuốc bổ sung vitamin K theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ,…

Tuy nhiên đây là những phương pháp hỗ trợ bệnh nhân trong trường hợp nhẹ. Đối với những trường hợp chảy máu nghiêm trọng hơn, bệnh nhân nên tới các cơ sở nha khoa uy tín thăm khám, nhằm điều trị triệu chứng dứt điểm hoàn toàn. Tại các nha khoa, nha sĩ có thể sẽ lấy sạch các mảng bám trên răng, chữa trị các loại răng sâu, thậm chí có thể nhổ răng khi cần thiết,… để điều trị chảy máu chân răng.

Cách trị chảy máu chân răng tại nhà hiệu quả

Cách chữa trị chảy máu chân răng hiện có nhiều giải pháp khác nhau. Một trong số những giải pháp đầu tiên mà người bệnh nên làm đó chính là vệ sinh răng miệng khoa học và lấy cao răng định kỳ. Cụ thể:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Việc chải răng sạch là điều cực kỳ cần thiết. Hãy chải răng đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng ngủ dậy và lúc trước khi đi ngủ. Sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chất lượng hoặc các loại kem đánh răng dược liệu, tránh chải răng qua loa mà hãy đánh nhẹ nhàng, cẩn thận.

Thay đổi chế độ ăn uống

Bổ sung nhiều hoa quả chứa vitamin C như táo, chanh, cam, quýt, cà rốt,… Việc sử dụng nhiều rau củ giúp giảm hiện tượng chảy máu chân răng tại chỗ cực hiệu quả. Đồng thời xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, từ bỏ thói quen hút thuốc lá.

Lấy cao răng

Định kỳ 6 tháng/lần hãy lấy cao răng. Nếu như bệnh chảy máu vùng chân răng kéo dài thì tốt nhất bạn hãy đi thăm khám để được kiểm tra và điều trị.

Dùng thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng

Tùy thuộc vào nguyên nhân chảy máu mà bệnh nhân hãy dùng thuốc chữa viêm lợi chảy máu chân răng phù hợp nhất.

  • Nhóm thuốc điều trị chảy máu chân răng corticosteroid như prednisolon, dexamethason,… kháng viêm mạnh mẽ giúp giảm hiện tượng sưng đỏ, hôi miệng, đau răng.
  • Nhóm kháng sinh beta-lactam, macrolid, tetracyclin có tác dụng giúp diệt khuẩn, điều trị bệnh viêm nha chu nặng.
  • Nhóm kháng viêm không steroid như diclophenac, ibuprofen và meloxicam,… giúp giảm nhanh triệu chứng tấy đỏ, sưng viêm, áp xe răng,… Chống chỉ định cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng,…

Địa chỉ điều trị chảy máu chân răng uy tín ở đâu?

Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm một địa chỉ nha khoa chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc răng miệng uy tín, chất lượng, Nha Khoa HAPPY chính là giải pháp hàng đầu dành cho bạn.

Sở hữu kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ nha khoa uy tín, Nha Khoa HAPPY cam kết luôn đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, lành nghề cùng các dụng cụ, máy móc, cơ sở vật chất hiện đại.

Đội ngũ bác sĩ uy tín

Nha Khoa HAPPY quy tụ hơn 100 bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, tốt nghiệp răng hàm mặt tại các trường Y danh tiếng trong và ngoài nước với nhiều năm kinh nghiệm. Rất nhiều bác sĩ đã từng học tập, tu nghiệp, đào tạo chuyên sâu tại các nước có nền nha khoa phát triển bậc nhất trên thế giới.

Với chuyên môn giỏi, tay nghề vững chắc và kinh nghiệm dày dặn của mình, các bác sĩ của Nha Khoa HAPPY luôn tận tâm với nghề, đề cao vấn đề y đức, áp dụng quy trình chuẩn quốc tế, giúp mang tới cho khách hàng, bệnh nhân những kết quả điều trị tốt nhất.

IMG 3623

Phòng khám đạt chuẩn quốc tế

Chuỗi hệ thống Nha Khoa HAPPY với hơn 10 chi nhánh phòng nha tại các thành phố lớn trên cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… Đặt mục tiêu phát triển và mở rộng hơn 100 phòng nha trên cả nước trong thời gian tới.

Tại các chi nhánh Nha Khoa HAPPY đều có diện tích sử dụng lớn, không gian sang trọng, hiện đại, sạch sẽ. Mỗi khách hàng sẽ được sắp xếp sử dụng một phòng nha riêng biệt, sử dụng bộ khay dụng cụ vô trùng an toàn, tránh lây nhiễm chéo. Phòng vô trùng, phòng công nghệ cao riêng biệt, đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.

DSCF8187 copy

 

Thiết bị, máy móc hiện đại

Máy móc, thiết bị hiện đại là một trong những điểm mạnh vượt trội của Nha Khoa HAPPY mà rất ít nha khoa khác đáp ứng được. Mỗi một dịch vụ nha khoa được Nha Khoa HAPPY trang bị những thiết bị, máy móc chuyên dụng, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm mang tới những thông tin thăm khám, kiểm tra chính xác, nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng.

Hàng trăm thiết bị tiên tiến được nhập khẩu phục vụ điều trị như Máy X-quang ConeBeam CT 3D, máy Panorex – Cephalometric, phần mềm phân tích Simplant 3D trong cấy ghép Implant, công nghệ phân tích hàm mặt Vceph 3D điều trị niềng răng, mẫu răng hàm mặt 3D,…

IMG 3803

Dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp

Nha Khoa HAPPY mong muốn khẳng định chất lượng và dịch vụ chuyên nghiệp, không ngừng nỗ lực để cải thiện, nâng cao chất lượng, đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, không phân khúc khách hàng, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị, chính sách giá hợp lý cân bằng với chi phí y tế và mức thu nhập của nhiều người.

Theo lời khuyên từ nha sĩ thì mỗi chúng ta cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, đánh đúng nguyên tắc chải nhẹ theo chiều dọc răng trong 3 phút. Hãy chọn loại bàn chải lông mềm để tránh tổn thương do nướu là vùng mô mềm nhạy cảm. Ngoài đánh răng thì hãy kết hợp sử dụng thêm chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám thức ăn khi dùng xong và đừng quên lấy cao răng định kỳ để tăng thêm phần tự tin nhé.

Như vậy chảy máu chân răng không chỉ là dấu hiệu của những bệnh lý liên quan đến răng miệng mà nó còn là dấu hiệu của nhiều mối lo ngại khác về sức khỏe. Việc tìm hiểu rõ chảy máu chân răng là bệnh gì sẽ giúp cho bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng được tốt nhất. Bạn càng kiểm soát sớm thì ít phải điều trị can thiệp cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh lý khác. Mọi thắc mắc cần tư vấn, giải đáp miễn phí thì hãy liên hệ ngay với Nha khoa HAPPY qua số hotline 03 37 37 97 37 nhé!

Rate this post

NHA KHOA HAPPY – Tự Tin Tỏa Sáng – Thay Đổi Vận Mệnh
?Hotline: 0337379737
Rate this post


Bài viết liên quan

IMG 3762
0783a2ac ff1b 49db b0f8 3a1d4e33252b