Nhổ răng khôn có đau không? Các lưu ý sau nhổ răng khôn
Răng khôn là chiếc răng đem lại những nỗi ám ảnh đau nhức trong khoang miệng và cần phải tiến hành tiểu phẫu nhổ răng khôn để giúp loại bỏ nó. Tuy nhiên, sau quá trình tiểu phẫu răng khôn, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như bị sưng viêm, chảy máu và đau kéo dài.
Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn có đau không?
Nội dung
Răng khôn là gì?
Răng khôn hay được gọi bởi những cái tên khác nhau như là răng số 8, răng cấm, răng cối thứ 3.
Khác với những chiếc răng còn lại, răng khôn thường mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm, sau khi tất cả các răng khác đã mọc hoàn chỉnh. Răng khôn thường mọc khi bạn đã ở độ tuổi trưởng thành từ 18 đến 24 tuổi, nhưng không phải ai cũng mọc răng khôn.
Thời gian mọc răng khôn có thể kéo dài từ vài tháng, thậm chí đến vài năm mới hoàn thành. Khi răng khôn bắt đầu mọc sẽ có những triệu chứng gây phiền toái như đau nhức, sưng tấy ở nướu, cản trở việc ăn uống bình thường.
Tùy vào cơ địa cũng như cấu trúc xương hàm của mỗi người mà răng khôn có thể mọc đúng vị trí hoặc mọc lệch, mọc ngầm.
Không phải tất cả các chiếc răng khôn khi mọc lên đều bắt buộc phải nhổ bỏ. Trong trường hợp răng khôn của bạn mọc đúng vị trí trên cung hàm, không gây bất kỳ khó chịu hay đau đớn gì thì không cần thiết để nhổ bỏ răng khôn đó. Bạn chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh mắc phải các bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nha chu…
Trường hợp đặc biệt khác cũng chống chỉ định nhổ răng khôn đó là những người bệnh mắc phải chứng máu khó đông. Nguyên nhân là khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn, bác sĩ nha khoa phải bóc tách vạt nướu, để lấy răng khôn ra khỏi cung xương hàm. Vì vậy, nguy cơ chảy máu không cầm được rất dễ xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn diện.
Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn có đau không?
Đối với những trường hợp dưới đây, thực sự cần thiết phải tiến hành nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt:
- Phần nướu quanh chân răng khôn có dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.
- Xuất hiện các ổ mủ, u nang gây đau nhiều.
- Phần lợi bị sưng đau, thậm chí khó há miệng to hoặc nhai để ăn uống bình thường.
- Răng khôn bị vết sâu răng.
- Răng khôn mọc lệch, đâm vào các răng số 7, ảnh hưởng đến răng số 7 bị hư tổn nặng.
Nhổ răng khôn có đau không?
Tiểu phẫu răng khôn là một quá trình phẫu thuật được thực hiện bởi nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng để nhổ bỏ một hoặc nhiều răng khôn.
Để có thể loại bỏ được những chiếc răng khôn ra khỏi xương hàm, các bác sĩ sẽ phải sử dụng những dụng cụ chuyên dụng chứ không thể thực hiện nhổ bỏ bằng phương pháp thông thường. Vậy tiểu phẫu răng khôn có đau không?
Thực tế, việc nhổ răng khôn có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình trạng sức khỏe, tay nghề của bác sĩ thực hiện và các trang thiết bị máy móc hỗ trợ cho quá trình phẫu thuật.
Bên cạnh đó, trước khi nhổ răng khôn, các bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành gây tê giúp người bệnh không có cảm giác đau nhức trong suốt thời gian tiến hành tiểu phẫu. Sau Khi kết thúc, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc giảm đau thông thường nhằm giúp người bệnh giảm đau hiệu quả tránh ảnh hưởng đến tâm lý sau phẫu thuật.
Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn có đau không?
Theo kinh nghiệm lâm sàng của các bác sĩ nha khoa và trải nghiệm của nhiều người bệnh sau khi nhổ răng khôn, sau 1 – 2 ngày đầu nhổ răng khôn thì người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau ở vùng quanh răng số 8. Mức độ đau nhức của từng người ở nhiều mức độ khác nhau. Nếu người bệnh có sức khỏe tốt có thể không cảm thấy đau nhức và không cần sử dụng bất kỳ thuốc giảm đau nào vẫn có thể duy trì những sinh hoạt hàng ngày bình thường.
Trong trường hợp sau 1 tuần nhổ răng khôn, người bệnh vẫn cảm thấy tình trạng đau nhức ở vùng răng số 8. Bên cạnh đó, kèm theo một số triệu chứng khác như hiện tượng sưng to, sốt hay sưng hạch thì khả năng người bệnh có thể mắc phải các biến chứng của hậu tiểu phẫu nhổ răng khôn. Người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ nha khoa thăm khám và can thiệp xử trí kịp thời.
Quy trình nhổ răng khôn chuẩn bệnh viện
Thông thường, quy trình nhổ răng khôn được thực hiện với các bước cơ bản sau:
Bước 1: Khám tổng quát và chụp phim X-quang
Đây là bước đầu tiên nhưng cũng rất quan trọng trong quy trình nhổ răng khôn. Theo đó, nha sĩ sẽ thực hiện các biện pháp thăm khám để đánh giá tình trạng tổng quát, cũng như khám kĩ để xem xét tình trạng, vị trí, mức độ tổn thương… của răng. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân chụp phim X-quang hàm răng để đánh giá hình ảnh chính xác về tư thế và vị trí răng khôn mọc, giúp nha sĩ nắm rõ và xây dựng kế hoạch nhổ răng phù hợp và ít sang chấn cho người bệnh.
Bước 2: Thực hiện những xét nghiệm kiểm tra
Bệnh nhân sau đó được chỉ định lấy máu xét nghiệm để đánh giá tình trạng đông máu, công thức máu và một số xét nghiệm liên quan khác. Nếu có vấn đề, nha sĩ có thể chỉ định dùng thuốc can thiệp cho quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được xét nghiệm để kiểm tra bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường…nhằm loại bỏ yếu tố rủi ro và đảm bảo an toàn sau điều trị.
Bước 3: Tiến hành nhổ răng
Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành gây tê tại chỗ răng cần nhổ để bệnh nhân có trải nghiệm dễ chịu và nhẹ nhàng, đặc biệt là không cảm thấy đau trong suốt quá trình thực hiện nhổ răng khôn. Đặc biệt là trước khi nhổ răng, nhân viên y tế cũng phải đảm bảo khử trùng dụng cụ để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo cho bệnh nhân.
Bước 4: Tái khám sau nhổ răng
Sau quá trình nhổ răng, bệnh nhân sẽ được nha sĩ hướng dẫn cách vệ sinh và ăn uống phù hợp, đồng thời hẹn lịch tái khám để kiểm tra vết thương và tình trạng sau khi nhổ. Trong 7 – 10 ngày đầu sau khi nhổ, nếu cảm thấy có vấn đề gì trong hàm răng, hãy nhanh chóng liên hệ ngay với nha sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
Nhổ răng khôn có đau không? Nhổ răng khôn có đau không?
Các lưu ý sau nhổ răng khôn
Sau khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn, có thể có nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn diện của người bệnh. Để hạn chế tình trạng đó, người bệnh cần lưu ý những nội dung dưới đây:
- Sau khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức xung quanh vùng răng khôn đã nhổ. Vì vậy, nếu có chỉ định dùng thuốc giảm đau của bác sĩ hãy uống thuốc theo đúng hướng dẫn.
- Người bệnh thường được nhét một cục bông/gạc vào vị trí răng khôn đã được nhổ bỏ để giúp cầm máu. Do đó, không nên nhả cục bông/gạc sớm, máu có thể sẽ rit thêm vài giờ sau đó. Cần giữ miếng bông/gạc cho đến khi ngừng chảy máu hẳn.
- Không hút thuốc để tránh làm vỡ cục máu đông, thậm chí khiến cho vết thương bị nhiễm trùng.
- Khoảng sau 2 – 3 ngày, vùng xung quanh răng khôn được nhổ bỏ có thể sẽ bị sưng lên do tình trạng máu đông tích tụ. Người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm đá hoặc chườm nóng để làm tan máu bầm và giảm sưng.
- Nếu tình trạng sưng, đau kéo dài hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường xảy ra, người bệnh nên quay trở lại để gặp bác sĩ điều trị. Tránh việc tự ý điều trị tại nhà bằng các biện pháp dân gian có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Người bệnh cần những hướng dẫn vệ sinh răng miệng, sử dụng thuốc uống theo đơn của bác sĩ, không tự ý dùng các thuốc giảm đau, kháng sinh mua ở ngoài mà chưa được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa.
- Không nên súc miệng bằng nước muối vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.
- Không nên khạc nhổ trong vòng 6 giờ đầu sau tiểu phẫu.
- Không dùng lưỡi hay bất kỳ dụng cụ khác khều vào vị trí răng khôn đã được nhổ bỏ. Không ăn nhai ở vị trí răng mới nhổ, tránh làm vỡ cục máu đông và thức ăn nhét vào ổ răng. Chỉ nên dùng thức ăn loãng như cháo và uống nhiều nước.
- Tái khám răng miệng định kỳ để được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi khả năng lành vết thương.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến việc nhổ răng khôn có đau không. Người bệnh cần áp dụng những hướng dẫn chăm sóc đúng cách về răng miệng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi được tiến hành tiểu phẫu răng khôn. Để hiểu rõ hơn thông tin về răng khôn cùng chuyên gia bạn hãy nhanh chóng liên hệ với Nha Khoa HAPPY hoặc qua hotline 03 37 37 97 37 để được tư vấn chi tiết.
Xem Thêm: Có nên nhổ răng khôn hay không? Những điều bạn cần biết về răng khôn
Xem Thêm: Nhổ răng khôn có nguy hiểm không
Bài viết liên quan
Trồng Răng Implant Là Gì? Chi Phí Và Quy Trình Cấy Ghép Implant
Trồng răng Implant đang trở thành một trong những phương pháp phục hình răng được nhiều người ưa chuộng. Răng...
Dịch vụ niềng răng – Địa chỉ niềng răng tốt và uy tín TPHCM
Mọi người đều xứng đáng có một nụ cười tuyệt vời. Dù bạn ở độ tuổi nào, có rất nhiều...
Dịch vụ tẩy trắng răng – Địa chỉ tẩy trắng răng uy tín TPHCM
Tẩy trắng răng là phương pháp nha khoa có tác dụng giúp loại bỏ các sắc tố vàng, nâu đen,...